Chào mừng các bạn đã đến với webblog lớp 9/6 - Chi đội Nguyễn Văn Trỗi - trường THCS Lý Tự Trọng - Tam Kỳ - Quảng Nam. Chúc các bạn có một ngày học tập thật lý thú và bổ ích

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

BÀI DỰ THI VIẾT TIN VỀ TẾT NGUYÊN TIÊU


       
        Mùa xuân- tết nguyên tiêu và thơ, nghe thật nhịp nhàng và bồng bềnh làm sao!
Khi trời đất giao hòa, lòng người hân hoan, khí vận thay đổi khép lại cái tết cổ truyền Nguyên Đán, ta lại cùng nhau đón tết Nguyên Tiêu- tết tháng ba.Người ta thường ghép trăng với thơ. Chắc cũng vì lẽ đó chọn ngày tết Nguyên Tiêu để mở lễ hội cho thơ thì thật ý nghĩa! Thơ như buổi bình minh hồn nhiên của loài người, hay là: Mượn gió xuân để thả cánh diều hi vọng cho thơ.
Trong ngày hôm nay (1/3/2018), trường THCS Lý Tự Trọng chúng tôi cùng nhau quay trở lại những ngày tháng “cổ xưa” để đón cái tết tháng 3 thật ý nghĩa.
Nào cùng theo bước chân thầy trò trường chúng tôi nhé!
Ngay từ lúc sáng sớm sân trường rộn ràng bởi tiếng nói cười của học sinh trong tâm trạng háo hức. Và đúng vào lúc 7h00 thì hội chính thức bắt đầu, diễn ra trên chính sân của trường.Với sự tham dự của toàn thể thầy cô trường,ban giám hiệu,  các thầy cô sinh viên thực tập và hơn 1000 gương mặt học sinh thân quen của trường.


          Lễ hội được tổ chức nhằm khơi gợi lại cho những thế hệ trẻ như chúng em về một bản sắc vốn lâu đời của dân tộc- đó cũng chính là lí do của ngày hội hôm nay.
          Mở đầu là phần đọc khai mạc, giới thiệu đại biểu của cô Tâm Hiền- hiệu trưởng của trường.
          Tiếp đến là cô Thủy- giáo viên tổ ngữ văn nêu ý nghĩa của ngày tết
Nguyên Tiêu.
 
Và những tiết mục do thầy và trò trường chuẩn bị để tăng thêm sự nhộn nhịp của lễ hội. Thầy trò trường chúng tôi hát hay lắm đấy nhá.
                          Tam ca bài hát “Ngày xuân”
Đặc biệt trường có tổ chức những hoạt động lí thú: cắm hoa, viết thư pháp, làm mâm cỗ ngày xuân, viết tin về ngày khia trường, để rèn luyện cho học sinh có những kĩ năng về văn hóa và đời sống nhiều hơn.
lẽ với mỗi khối lớp sự cảm nhận sẽ khác nhau nên đề tài nhà trường đứa ra của 4 khối lớp về câu đối, thư pháp cũng sẽ khác biệt:
                   + Khối 6: Phúc Lộc Thọ         
+ Khối 7: Xuân yên bình                 
+ Khối 8: Chúc mừng năm mới
                   + Khối 9: An khang thịnh vượng
 
        Thành quả của những ông đồ trường             
               Khác với mọi năm năm nay trường tổ chức hội thi cắm hoa thay vì làm hoa.Chủ đề năm nay trong cảm nhận của bạn Phan Thanh Tuyền( lớp 9/6): “năm nay chủ đề tự do nên hầu hết các loại hoa rất mới và đặc biệt. Mình thật sự rất hứng thú với hoạt động cắm hoa lí thú này, đây cũng là thú vui của mình và một số bạn ở đây đấy chứ!”                                                                                                   
              


 Một số bình hoa của các lớp...
     Cũng khá giống với mâm cỗ của ông bà mình làm ngày xưa ý nhỉ
                 Hôm nay thật sự là một ngày rất vui và bổ ích đối với học sinh cũng như thầy cô của trường. Vừa ôn lại hồi ức của một thời đã qua, vừa khơi gợi trong lòng thế hệ học sinh chúng em là phải nhớ về những cái đã cũ, để duy trì bản sắc dân tộc. Hi vọng những năm tiếp theo trường sẽ mãi luôn tổ chức ngày tết nguyên tiêu vào đầu mỗi tháng 3 thế này.
                  Còn trường cậu thế nào, kể chúng tôi nghe được không?
                                                                                      Lê Kim Ngân


Thứ Ba, 13 tháng 2, 2018

PHONG TỤC ĐẶC SẮC TRONG TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT

Tết Nguyên đán là ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Đây cũng là dịp gia đình quây quần, đoàn tụ bên nhau sau những ngày làm việc vất vả. Với người Việt Nam, tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm.

Trải qua bao nhiêu biến động của lịch sử nhưng những phong tục cổ truyền của người Việt vẫn giữ được nét bản sắc dân tộc.

Chợ Tết


Chợ Tết không giống với những phiên chợ ngày thường trong năm. Chợ Tết bao giờ cũng đông hơn, vui hơn, có không khí hơn. Người ta đi chợ Tết không chỉ để mua sắm mà còn để gặp gỡ, để tận hưởng cái không khí háo hức khi Tết đến. Mua sắm chuẩn bị cho ba ngày Tết thường không phải chỉ để “có cái ăn” mà đó là thói quen, làm dậy lên không khí ngày lễ hội. Chợ Tết được bố trí ở những bãi đất rộng, có thể chợ được thành lập ngay nơi chợ thường ngày vẫn diễn ra chuyện bán mua. Nhưng trong chợ Tết, gần như tất cả “món ngon vật lạ” đều được bày bán. Không khí Tết thấm đượm thật sự vào những ngày này bởi cảnh người mua hàng nặng trĩu giỏ.

Cây nêu ngày Tết


Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5 - 6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng điạ phương) như vàng mã, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), đôi khi người ta còn treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tạo thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai… Người xưa tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu…

Vào buổi tối, nhiều nhà treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không may. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống.

Câu đối tết

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân “tồn cổ” vẫn còn trọng tục treo “câu đối đỏ” nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên thường được gọi chung là câu đối đỏ.


Hoa tết

Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, bởi theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là màu may mắn, như lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.

Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hoặc cây mai vàng hơn, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua chúa (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống.

Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ…; hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa thuỷ tiên, hoa thược dược, hoa violet,... Còn cây quất thường được trang trí tại phòng khách, cây quất với lộc xanh mơn mởn, hoa trắng lốm đốm, quả chín vàng ươm, tròn trịa, sum suê tượng trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng, tràn đầy, viên mãn kết quả.


Màu của ngày Tết

Màu chủ đạo trong ngày Tết vẫn là màu đỏ, theo quan niệm màu đỏ là màu phát tài và may mắn. Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ: câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, ruột quả dưa hấu đỏ, hạt dưa nhuộm màu đỏ, quyển lịch đỏ. Người Việt Nam cũng thích chưng những loại hoa ánh đỏ như hồng, mãn đình hồng, hoa đào v.v… Trước đây khi pháo còn được cho phép đốt, đường xá ngập tràn trong màu đỏ của xác pháo nổ rân không ngớt kể từ giao thừa đến rạng sáng tết, rồi nổ lẻ tẻ mãi cho đến khi nào hết “mồng một” mới thôi!Ngay việc chọn trang phục màu đỏ để mặc cũng là một phong tục rất được ưa chuộng trong ngày Tết.


Phong tục cúng ông Táo

Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người Việt Nam lại có tục cúng ông Táo. Ông Táo hay còn gọi là Thần Bếp, có trách nhiệm theo dõi mọi việc xảy ra trong gia đình rồi trình bào cho Trời. Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, nhà nào cũng thu dọn nhà cửa, bếp sạch sẽ rồi làm lễ cúng tiễn ông Táo lên trời, nhờ ông báo cáo những điều tốt đẹp để một năm mới bình an và may mắn.

Theo lệ, lễ cúng ông Táo được đặt trong bếp và phải có cá chép vì tục truyền rằng ông Táo cưỡi cá chép để lên trời.


Lễ cúng Tổ tiên

Là lễ mời ông bà về ăn Tết với con cháu. Chiều ngày 30 tháng Chạp, trên bàn thờ tổ tiên được bày 1 mâm cỗ bao gồm trái cây và thức ăn. Người gia trưởng thắp hương dâng lên bàn thờ, cầu xin tổ tiên chứng giám và phù hộ cho gia tộc được nhiều phước lành trong năm mới. Theo sau đó mọi người trong gia tộc đều chắp tay cung kính thỉnh vong linh ông bà về ăn Tết.

Tục xông đất đầu năm

Nguyên đán có nghĩa là buổi sáng đầu tiên của năm, lúc mọi thứ đều được bắt đầu, mới mẻ tinh khôi. Chính vì vậy mà sau thời điểm giao thừa lúc 12 giờ đêm cuối năm, người khách đầu tiên đến thăm gia chủ trong năm mới là người “xông đất”, là sứ giả do sự may mắn đưa đến. Theo quan niệm dân gian, người xông đất có ảnh hưởng quan trọng đến hậu vận của cả nhà trong năm mới.

Do đó, mọi người đã cân nhắc kỹ về nhân phẩm, chức phận, sự giàu sang, cũng như về tính tình, hạn vận khi mong cầu người đến xông nhà ngày đầu năm là hệ trọng hơn cả. Chính vì nghĩ đến ảnh hưởng của việc xông đất đến việc làm ăn cho cả năm, nên các bậc cao niên rất thận trọng đối với người đến đầu tiên trong ngày Nguyên Đán để long trọng mang lại giúp họ sự tốt lành suốt năm mới.

Chúc Tết

Sáng mồng một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người thêm một tuổi, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là thêm 1 tuổi).


Lì xì

Lì xì đầu năm là phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt và nhiều nước trong khu vực, với mong muốn những điều tốt đẹp nhất và lấy may từ những ngày đầu năm mới. Lì xì bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng một Tết mà có thể lì xì trong suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10. Phong bao lì xì cũng mang nhiều ý nghĩ tốt đẹp. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo - không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày tết. Bao lì xì thường có màu đỏ, với người Châu Á màu đỏ là một trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội. Hơn nữa, phong bao lì xì còn tượng trưng cho tài lộc - người ta nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì người ta càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc…

Xin chữ đầu xuân

Theo tục lệ người Việt Nam, cứ từ mùng 2 Tết trở đi, mọi người đã nô nức đi xin chữ cầu may cho một năm mới an lành hạnh phúc. Những người đi xin chữ gồm có cả thanh niên, người lớn, học sinh. Những nét chữ uyển chuyển như rồng bay phượng múa, thể hiện khiếu thẩm mỹ của người xin chữ và khả năng viết chữ đẹp của người cho chữ.


Việc xin chữ đầu năm lâu nay đã có và ngày một thịnh hành, nó đang trở thành phong tục đẹp của người Việt Nam mỗi độ xuân về Tết đến. Tại Hà Nội, việc này diễn ra ở nhiều nơi: trong nhà riêng của một số thầy đồ có tiếng văn hay chữ tốt, trên đường phố nơi có khoảng hè rộng rãi và nhiều người qua lại. Chỗ có vẻ ấn tượng nhất là trước sân Miếu Văn, khoảng hè phố đường Bà Triệu, đoạn giao cắt với đường Trần Hưng Đạo... Xin chữ là một nét đẹp văn hóa cần phát huy. Chỉ một chữ treo trước mặt mà có ý nghĩa về đạo đức và đời sống đối với những con người cụ thể sẽ giá trị hơn nhiều những lời nói sáo rỗng.

Tổng hợp

Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2018

Ngoại khóa tổ Hóa Sinh

Vừa qua, tổ Hóa Sinh đã tổ chức một buổi sinh hoạt ngoại khóa lý thú cho học sinh toàn trường. Học sinh chúng em biết thêm được nhiều kiến thức trong bộ môn Hóa Sinh, và được quan sát một vài thí nghiệm hóa học rất thú vị.





Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

Ngoại khóa phòng chống thiên tai lũ lụt

Tổ Sử - Địa trường ta đã tổ chức một buổi sinh sinh hoạt đầy bổ ích và không kém phần thú vị



Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Lịch thi HKI

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT TAM KỲTRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
                                                         LỊCH KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2017-2018
 
Thứ, ngày
Buổi
Môn
Thời gian kiểm tra
Thời gian phát đề
Thời gian tính giờ làm bài
Thứ ba
02/01/18
Sáng
- KT kỹ năng nói môn tiếng Anh 9 thí điểm
- (Văn 8; Địa 7, Sử 7)    (Tiết 1,2 )
- Sử 8 ( Tiết 3 )
01 buổi

90 phút
45 phút
07 giờ 25

7 giờ 25
9 giờ 25
07 giờ 30

7 giờ 30
9 giờ 30
Chiều
- KT kỹ năng nói môn tiếng Anh 8 thí điểm
 - (Văn 7,CD9,Cn 9)    tiết (1,2 )
01 buổi

90 phút
45 phút
13 giờ 25

13g 25
15 giờ 20
13 giờ 30

13 giờ 30
15 giờ 25
Thứ tư
03/01/18
Sáng
- KT kỹ năng nói môn tiếng Anh 7 thí điểm
- (Toán 8, Sử 6, Tin 6)  (Tiết 1,2 ).
- Công dân 6
01 buổi

90 phút
45 phút
07 giờ 25

7 giờ 25
9 giờ 15
07 giờ 30

7 giờ 30
9 giờ 20
Chiều
- KT kỹ năng nói môn tiếng Anh 6 thí điểm- (Toán 7,Tin 8, Cn 8) tiết (1,2 )
- Cd lớp 7 ( Tiết 3 )
01 buổi

90 phút
45 phút
13 giờ 25

13 giờ 25
15 giờ 20
13 giờ 30

13 giờ 30
15 giờ 25
Thứ năm
04/01/18


Thứ sáu
05/01/18
Sáng
- (Văn 9, Văn 6 ) t1,2
Địa 6
90 phút
45 phút
07 giờ 25
9 giờ 15
07 giờ 30
9 giờ 20

Chiều

Sáng
  Tiếng Anh 8 ( Tiết 1 )
              Địa 8 ( Tiết 2 )
         C  dân 8 ( Tiết 3 )
45 phút
45 phút
45 phút
13 giờ 25
14 giờ 15
15 giờ 20
13 giờ 30
14 giờ 20
15 giờ 25
  Vật Lý 9,Sinh 7) Tiết1;
  ( Sử 9, Tin 7)  : Tiết 2
             Cn  7    : Tiết 3
45 phút
45 phút
45 phút
7 giờ 25p
8 giò 20
9 giờ 25
7 giờ 30
8 giờ 25
9 giờ 30
Thứ sáu
05/01/18



Thứ bảy
06/01/18
Chiều
( Tiếng Anh 6 ) Tiết 1
Sinh 6 :Tiết 2
C Nghệ 6: Tiết 3
45 phút
45 phút
45 phút
13 giờ 25
14 giờ 15
15 giờ 20
13 giờ 30
14 giờ 20
15 giờ 25

Sáng


Chiều
(Toán 9; Toán 6):   Tiết 1,2
Lý 6
90 phút
45 phút
7 giờ 25
9 giờ 15
7 giờ 30
9 giờ 20
 Tiếng Anh 7     :  Tiết 1
     Lý 7              : Tiết 2
45 phút
45 phút
14 giờ 15
15 giờ 10
14 giờ 20
15 giờ 15
Thứ hai
08/01/18

Sáng
( Hóa 9 , Sinh 8 ) ( T1)
45 phút
07 giờ 25
07 giờ 30
( Địa 9, Lý 8 ) ( T2 )
Hóa 8 : Tiết 3
45 phút
45 phút
8 giờ 15
9 giờ 20
8 giờ 20
9 giờ 25
Chiều
Chấm bài



Thứ ba
09/01/18
Sáng
Sinh 9: Tiết 1
Tiếng Anh 9: Tiết 2
45 phút
45 phút
07 giờ 25
8 giờ 15
07 giờ 30
8 giờ 20
Chiều
Chấm bài



Thứ tư
10/1/18
Sáng
Chấm bài



Chiều
Chấm bài





LƯU Ý:
Mỗi khối lớp có 16 phòng thi; tổng cộng 12 buổi thi, trong đó có 8 buổi thi ghép ( 2 khối lớp cùng thi 1 phòng ), có 2 giám thị coi thi, mỗi bàn có 2 học sinh của 2 khối lớp khác nhau.
Khi hết giờ làm bài môn thứ nhất ( 45 p ) của 1 khối lớp, 2 giám thị phối hợp nhau để thu bài, sau đó tiếp tục phát đề kiểm tra môn thứ 2. Sau khi hết giờ làm bài của 2 khối lớp, giám thị yêu cầu học sinh ngồi nguyên tại chỗ và tiến hành thu bài từng khối lớp, theo thứ tự danh sách phòng thi. Mỗi giám thị phải kiểm tra số lượng bài thi trước khi học sinh ra khỏi phòng thi. Giám thị phải đánh đầy đủ và chính xác số tờ làm bài thi, STT học sinh theo phòng thi. ( Học sinh nào vắng thì bỏ trống số thứ tự đó ).
Trong quá trình làm bài của học sinh giáo viên nhắc học sinh sử dụng 1 loại bút để làm bài.
Giáo viên coi thi hạn chế để học sinh ra khỏi phòng thi.
Giám thị 1 nhận danh sách phòng thi, giấy thi và đánh số báo danh theo sơ đồ.
Giám thị 2 ở lại nhận đề thi.
Giám thị 1 ngồi ở bàn giáo viên, giám thị 2 ngồi ở ghế phía sau cùng dành cho giám thị.
Cả 2 giám thị đều ký vào giấy thi sau khi nhận bài thi của học sinh và chịu mọi trách nhiệm về số bài thi của phòng thi trước khi bàn giao cho giám thị hành lang.
Trong thời gian coi thi, 2 giám thị tuyệt đối không làm việc riêng, không trao đổi, không sử dụng điện thoại và ngồi đúng theo vị trí quy định.
Giám thị phải ghi đầy đủ thông tin ở phần trên của tờ sơ mi. ( Phòng số, số bài thi; môn thi ); Phần dưới tờ sơ mi để trống./
                                                                                P. HT
                                                                                 Đã ký
                                                                         Võ Tấn Đông

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Lịch sử và ý nghĩa Ngày thành lập Quân đội nhân Việt Nam 22/12

22/12 không chỉ là Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà đã trở thành Ngày hội Quốc phòng toàn dân, một ngày kỷ niệm đầy ý nghĩa đối với toàn thể nhân dân Việt Nam.
Tên gọi “Quân đội nhân dân” là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ”.
Tháng 12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: "Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền..., đồng thời nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc...".
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chính thức làm lễ thành lập, gồm 3 tiểu đội với 34 chiến sĩ được lựa chọn từ những chiến sĩ Cao-Bắc-Lạng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Lịch sử và ý nghĩa Ngày thành lập Quân đội nhân Việt Nam 22/12 - Ảnh 1
Ngày 22/12/1944 tại khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chính thức làm lễ thành lập. (Ảnh tư liệu)
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm chính trị viên, đồng chí Hoàng Văn Thái phụ trách Kế hoạch-Tình báo, đồng chí Vân Tiên (Lộc Văn Lùng) quản lý. Đội có chi bộ Đảng lãnh đạo.
Chỉ có 34 người, với 34 khẩu súng các loại nhưng đó là những chiến sĩ kiên quyết, dũng cảm trong các đội du kích Cao-Bắc-Lạng, Cứu quốc quân,... là con em các tầng lớp nhân dân bị áp bức, họ có lòng yêu nước, chí căm thù địch rất cao, đã siết chặt họ thành một khối vững chắc, không kẻ thù nào phá vỡ nổi.
Sau lễ thành lập, đội tổ chức một bữa cơm nhạt không rau, không muối để nêu cao tinh thần gian khổ của các chiến sĩ cách mạng, đội tổ chức “đêm du kích” liên hoan với đồng bào địa phương để thắt chặt tình đoàn kết quân dân.
Chấp hành chỉ thị “phải đánh thắng trận đầu”, ngay sau ngày thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt (17h ngày 25/12/1944) và sáng hôm sau (7h ngày 26/12/1944) đột nhập đồn Nà Ngần, tiêu diệt gọn 2 đồn địch, giết chết 2 tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng.
Hai trận đánh đồn Phai Khắt, Nà Ngần thắng lợi đã mở đầu truyền thống đánh tiêu diệt, đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu của quân đội ta suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.
Từ ngày thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân luôn phát triển và trưởng thành. Ngày 22/12/1944 được xác định là Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của một tổ chức quân sự mới của dân tộc ta. Một quân đội "của dân, do dân, vì dân"; luôn gắn bó máu thịt với dân, luôn luôn được dân tin yêu, đùm bọc.
Năm 1989, theo chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, ngày 22/12 hàng năm không chỉ là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là ngày Hội quốc phòng toàn dân.
Từ đó, mỗi năm, cứ đến ngày này, toàn dân Việt Nam lại tổ chức các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc.
Nhân dịp ngày 22/12, quân và dân cùng hướng về để chào đón 73 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, ngày Quốc phòng toàn dân và là ngày Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ra đời. Các hoạt động như mít tinh, hội thảo, hội nghị đoàn kết quân dân, giáo dục truyền thống, biểu diễn văn nghệ, đại hội thanh niên, thi đấu thể thao, hội thao quân sự... được diễn ra ở khắp làng, xã, cơ quan đoàn thể, cơ sở đơn vị.
(tổng hợp)

Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

BÀI DỰ THI VIẾT THƠ VĂN MỪNG 20/11

                                    VIT TUI 15

“Thu về cho quê bạn bốn bức tứ bình yên, cho chị em bạn trèo lên khoang dốc vui  hát hội trăng rằm; thu về cho nồi cơm của cha lâu thiu, cho bồn nước của mẹ lâu cạn, cho cánh đồng cổ tích của bà thêm hương thêm sắc,..” Và cũng cái mùa thu ấy , là mùa đám học trò chúng tôi đầy bâng khuâng,  xúc cảm. Cũng cái mùa se lạnh, mùa của hoa sữa, mùa của bầu trời cao rộng đầy hi vọng - mùa tựu trường.
Trời đã bước vào mùa thu – mùa đẹp nhất trong năm. Mùa thu mang trong mình những nét rất riêng khiến nó sống trong tâm khảm của nhiều người như một nỗi nhớ. Và không hiểu sao đối với học sinh chúng tôi, mùa Thu là một âm thanh, ngôn ngữ riêng luôn đem lại một sự nghẹn ngào khác biệt.
 Chúng tôi - những học sinh lớp 9 - cuối cấp của bậc THCS đã bốn lần bước qua cánh cổng trường Lý Tự Trọng ấy, bốn lần ấy nắng thu trên phố vẫn nhẹ vàng không bị dại nhạt, gió thu qua chiếc áo lá vẫn không bị lạnh khô. Cây ven đường gầy guộc tao nhã lấm chấm chút lá vàng làm lòng phố như mảnh mai sẫm hơn, mái phố như lãng mạn nâu hơn, làm sân trường trên khắp đất nước hình chữ S này dậy lên một niềm vui, đưa mọi người khẽ chạm vào kí ức ngọt ngào, làm sống lại kí ức của ngày 5-9 huyền thoại. Nhưng có điều, có ai biết mỗi lần ấy là một lần đấu tranh tư tưởng dữ dội…
 Lớp 6 - khi chúng tôi khép lại 5 năm tiểu học, nhẹ khép cánh cửa tiểu học để đẩy ra cánh cửa của THCS,  chúng tôi nhỏ dại chào một năm học mới non nớt, có một chút hứng khởi mang tên “hôm nay tôi đi học “, có một chút tự hào của học sinh cấp hai, nhưng vẫn có chút gì đó rất mới mẻ làm lo sợ, vẫn biết phía trước là bầu trời rộng mở, biết biển học là vô bờ, thế nhưng vẫn ước rằng giá như được như những học trò cũ thì tốt biết mấy, để khỏi phải e dè như vậy…     
Lớp 7 , một năm trôi qua đủ để chúng tôi quen dần với không khí ở ngôi trường này, vui vẻ chuẩn bị cho năm đầy hi vọng và ước mơ tươi đẹp. Bạn bè thầy cô chắc đã biết mặt hết rồi nhưng có lẽ vẫn chưa nhớ hết tên, nhưng còn 2 năm nữa lần mà…
Lớp 8 đã đủ lớn, đã có 2 năm để trưởng thành trong vòng tay của cha, mẹ Lý Tự Trọng, và đủ để ý thức  khi mỗi lần tạm biệt một lớp người ra trưòng rằng chỉ còn một năm nữa là chúng tôi cũng sẽ vậy, nên nỗi buồn có thoáng qua,…
 Nhưng rồi lớp 9, mọi cảm xúc như vỡ òa, vẫn là sân trường này, vẫn đầy những bóng bay rực rỡ, vẫn là khối 9 ra trường lớp 6 nhập trường, mọi thứ vẫn vậy nhưng chắc có lẽ chỉ lòng chúng tôi khác, chưa bao giờ tôi thấy lưu luyến cái ngày 5-9 đến như vậy, thế là năm học cuối cấp cũng đã đến… Năm nay anh chị lớp 9 đón lớp 6 vào trường, như nhìn lại chính mình năm trước, luyến tiếc vô cùng, và lại ước giá như đây là lần đầu vào ngôi trường này.

Giá như cuộc đời là một cuốn phim, có thể tua đi, sửa lại nhiều lần, giá như sự vô tình của thời gian chợt dừng lại để chúng tôi ngắm chúng tôi cái tuổi 15- ngắm sân trường chúng tôi lần cuối, ngắm bạn bè, thầy cô thân quen, ngắm lại tất cả, từ những thứ quen thuộc nhất đến lạ lẫm nhất… bởi chúng tôi sợ sẽ quên, quên mất một vài chi tiết nhỏ làm nên cái trường đầy tự hào, to lớn này.  Nhưng thời gian vẫn trôi theo quy luật tất yếu, theo dòng chảy của cuộc sống và mỗi người đều đón nhận theo một cách tự nhiên nhất.
          Và rồi kí ức tại nơi đây lại dậy lên trong tâm trí, rất chậm tựa như một cuốn phim,  như quy luật chuyển động chậm dần trong vật lí vậy đó…
        Tôi nhớ thầy cô, nhớ dường như là từng lời nói, nhớ cái lúc mà họ đứng trên bục giảng đốt cháy niềm đam mê với nghề , truyền đạt vô vàng là kiến thức, nhớ những lúc họ dày công dạy bảo chúng tôi nên người nhưng chúng tôi vẫn lì lợm nhìn lại họ bằng ánh mắt bồng bột của tuổi trẻ chưa rõ sự đời. Tất nhiên chúng tôi vẫn thương thầy cô lắm chứ, ghi trong lòng từng lời dạy, khuyên răn kia nhưng chúng tôi giả vờ vậy thôi rồi cất vào tim mà làm hành trang vào đời. Tôi nhớ có lần cô bảo: "Các em đều thấy mỗi cánh hoa đều có hạt ngọc ở giữa. Hạt ngọc ấy tượng trưng tiềm lực của các em, là thứ mà các em cần trong tương lai. Bởi vì cát khi nằm trong vỏ ngọc trai, có giá trị rất lớn , vì thế các em đang nắm trong tay hạt giống ươm mầm cho các giá trị tiềm tàng” . Câu nói ấy là sự động viên có mục đích rất lớn, là sự sâu xa của một tương lai tươi sáng, và phát huy mục đích cao cả thực sự không phải là khi bạn hiểu nó như thế nào mà là bạn áp dụng nó như thế nào, ấy là câu hỏi cần ta trả lời bằng tương lai chính chúng ta. Nhưng cũng có người thầy nói đùa mà tôi nhớ tới giờ: “ Khi chia tay các em hứa thật nhiều, hứa cả những ngày 20-11 kế tiếp, hứa sẽ về thăm thầy nhưng chỉ được vài em, thế chúng em định hứa để bao giờ thực hiện vậy?”. Chỉ là câu nói đùa nhưng là lời thức tỉnh cho chúng em về tình cảm thầy cô dành cho chúng em là một tình cảm cao quý tựa như tình cảm sinh thành… Và chúng tôi cũng thương thầy, cô như là người cha, người mẹ thứ hai của đại gia đình Lý Tự Trọng. Hằng năm qua, hàng chuyến đò cập bến, hàng hạt giống được ươm mầm, giá là bác đưa đò hay bác nông dân thì họ cũng có lúc chán nản, mệt mỏi nhưng thầy cô chúng tôi vẫn như thế đầy nhiệt huyết như ngày đầu vào nghề. Tự hỏi : động lực nào cho sự cố gắng ấy, liệu có phải từ hi vọng vào đám học trò chúng tôi, mầm non của đất nước?

          Và có một điều chúng tôi vẫn phải nhớ ấy là anh em chúng tôi, cùng một khối, cùng nhau một lớp , và kể cả là cùng một chỗ ngồi, cùng nhau chia sẻ mọi nỗi niềm, cùng nhau tham gia mọi hoạt động của trường. Yêu thương nhau nhất có thể, hăng hái vui đùa nhất có thể để khi nhớ về là cả một chuỗi những ngày hạnh phúc và để tạo ra một cái tên thân thương “ Anh em LTT K14-18”  . Nghịch ngợm thì chúng tôi có thừa, tiếng chúng bạn tíu tít tranh nhau nói, tiếng nhai chóm chép của cốc dần, snack,… làm rộn cả trường. Có giận hờn nhưng chỉ là thoáng qua, rồi lại chơi thân như chưa có gì xảy ra, ấy là điều quý nhất của tuổi học trò.
          Có một góc thân quen, lớp học, nhà xe, hành lang và khoảng trời bé nhỏ che trên đầu chúng tôi, tiếng chuông vào lớp, ra về, tiếng lật sách, thước kẻ, tất cả là âm thanh riêng của tháng năm đi học. Nhớ cái bảng đen đầy những là chữ, nhớ chỗ ngồi thân quen, 2 lớp học gắn bó 4 năm học mà tựa như là cả đời. Rồi bất chợt nghĩ tới năm sau, vẫn là lớp học này, chỗ ngồi này nhưng người ngồi lại không phải là chính mình.
          Mắc cười thật, chằng biết từ khi nào tôi lại hết sợ cái ngày thứ hai, hết cái cảm giác thẩn thờ vào lớp khi nghe tin “Chào cờ kết thúc”, từ khi nào tôi lại có thú vui ngồi trong phòng ngắm nắng ngoài sân trường, không biết sân trường yên tĩnh đang ẩn giấu bao nhiêu tâm tư, không biết từ khi nào tôi lại mong 45 phút mỗi giờ dài ra thêm, từ khi nào tôi yêu cái nắng tựu trường,... Chẳng biết như vậy là nên vui hay buồn?
          Để rồi cái ngày bế giảng sắp tới chúng tôi lưu luyến mọi thứ, khép lại năm tháng cấp hai như cơn mưa đầu mùa, chóng vánh, ngô nghê và khờ dại. Vì sống trong thời niên thiếu nên lầm tưởng phía trước còn rất dài, nào ngờ ấy là dòng sông chẳng bao giờ chảy ngược nên níu lại chẳng kịp, những ngày tháng ấy là bài văn viết mãi không xong, là bài toán giải mãi không ra, là cuộc sống với ba điểm thẳng hàng: nhà, trường, lớp học thêm. Đó là quãng thời gian buồn tẻ nhưng cũng phong phú nhất trong đời. Tưởng chừng trôi qua rất nhanh nhưng chỉ một cái chớp mắt là ta đã gọi trường Lý Tự Trọng này “trường cũ”, thật vậy nhưng sẽ vẫn mãi nhớ, quả thực:
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
                                     Ngàn năm hồ dễ đã ai quên.
_Lê Kim Ngân_

-------------------------------------------------------------------------------------------

c trường xưa


                                       Phố thị trắng xóa ngày mưa
                             Từng dòng kí ức trường xưa tìm về
                                       Bồi hồi như tỉnh cơn mê
                             Bạn học tỉnh lẻ bây giờ nơi nao?
                                       Tháng ngày hối hả qua mau
                             Ngày tháng hoa mộng phải đâu còn đầy!
                                       Nhớ ai gian khó dông dài
                             Nhớ ai năm ấy đò đưa không ngừng
                                       Nhớ người thầy nắng cháy lưng
                             Nhớ về cô giáo phơi sương bạc đầu.
                                       Dáng người vất vả in sâu
                             Cho đàn em đó bay cao ngang trời
                                       Ai ơi xin khắc ghi lời
                             Ơn thầy nghĩa bạn đời đời không quên.
_Phan Thanh Tuyền